SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC LOẠI HÌNH THỰC TẬP TẠI CANADA

Đào tạo sau THPT tại Canada, đặc biệt là cao đẳng có rất nhiều mô hình thực tập/thực hành tại các công ty/tổ chức khác nhau.Sau đây là một số hình thức có thể thấy phổ biến trong các chương trình sinh viên theo học tại các trường cao đẳng và đại học tại Canada.

*Internship: Thực tập, làm việc tại các công ty/tổ chức, có thể được trả lương hoặc không (thời hạn thực tập có thể từ 1 đến 3 tháng).

*Work/Field Placement: Thực tập, làm việc tại các công ty/tổ chức, thường không được trả lương (thời gian trên dưới 1 tháng).

*Applied Research/Project: Thực tập nghiên cứu dự án cho trường hoặc các công ty/tổ chức, thường không được trả lương (thời gian trên dưới 1 tháng).

*Practicum: Thực tập tại các cơ sở y tế/trường học công sở..vv..không được trả lương, có thể đăng ký thực tập nhiều lần (thời gian có thể khác nhau tùy từng chương trình).

*Co-op(Cooperative Education): Thực tập làm việc tại các công ty/tổ chức,được trả lương, thời hạn mỗi 1 kỳ co-op là 1 học kỳ (4 tháng). Có thể có back to back co-op (tức là kỳ thực tập thứ 2, hoặc thậm chí là thứ 3 tùy thuộc vào từng chương trình).Tóm lại:co-op là thực tập có trả lương và thời hạn là 4 tháng cho 1 kỳ. Nếu sinh viên tham gia chương trình co-op, các bạn có thể được công ty nhận vào làm việc sau khi tốt nghiệp.

Trong số các hình thức thực tập trên, nếu chương trình sinh viên đăng ký có Intership/Work/Field Placement/Applied Research/Project/Practicum, thì đây là một phần bắt buộc của chương trình học. Học sinh phải hoàn thành các chương trình này mới được xét tốt nghiệp. Thư nhận học (LOA) thường sẽ có thông tin về các chương trình này.

Co-op thường ít khi là một phần bắt buộc trong chương trình học, mà là lựa chọn (option) và phải được khoa chấp nhận. Sinh viên phải có đủ điểm GPA (thường là 70%) mới được tham gia chương trình này.

 

 

 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *